Giới thiệu chung

Phòng Nghiên cứu khoa học -Hợp tác Quốc tế – Dự án được thành lập theo Quyết định số 66/QĐ-ĐHKTCN ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ. Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và công tác sở hữu trí tuệ của trường, nhiệm vụ cụ thể:

1. Quản lý khoa học và chuyển giao công nghệ

– Xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Giúp việc cho Ban Giám hiệu về phương hướng, chủ trương, quy định về quản lý khoa học của trường.

– Hướng dẫn các khoa, đơn vị thuộc trường lập kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường. Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai, giám sát tiến độ thực hiện các đề tài, dự án trong nước và quốc tế. Tổ chức nghiệm thu, tổng kết đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học.

– Tổ chức xây dựng, tham gia đấu thầu, tuyển chọn các dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước; Tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả và lưu trữ tài liệu các dự án, các hợp đồng khoa học và công nghệ đã được ký kết.

– Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề về nghiên cứu khoa học cấp trường. Tổng hợp và đề nghị khen thưởng các cá nhân, nhóm tác giả đề tài có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

– Chủ động mở rộng hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức trong nước và ngoài nước. Quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ.

– Tư vấn về việc đặt tên các đề tài cấp trường, tổ chức thành tựu khoa học, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tiếp thị sản phẩm khoa học công nghệ.

– Chuyển các kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học các cấp đã nghiệm thu về Thư viện trường.

– Chuyển tải các thông tin về nghiên cứu khoa học cấp trường lên Cổng thông tin điện tử của trường.

2. Hợp tác quốc tế

– Xây dựng và trình Hiệu trưởng quyết định chủ trương, nội dung, kế hoạch hợp tác quốc tế ngắn hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện.

– Trực tiếp đàm phán, soạn thảo và trình Hiệu trưởng ký kết các văn bản hợp tác với các đối tác.

– Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát các chương trình dự án quốc tế; đón tiếp và làm việc với khách quốc tế đảm bảo an ninh, chính trị theo quy định của pháp luật.

– Lập kế hoạch và làm thủ tục đoàn ra, đoàn vào kịp thời và theo quy định của pháp luật; phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính, các đơn vị liên quan cử nhân sự đi công tác ngoài nước.

– Chịu trách nhiệm tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại trường; Ghi biên bản các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, buổi làm việc có khách nước ngoài.

– Hỗ trợ bộ phận quản trị mạng dịch sang tiếng Anh các tin và văn bản của nhà trường trước khi đăng lên trang web của trường.

3. Sở hữu trí tuệ 

– Đăng ký cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ các sản phẩm khoa học và công nghệ của trường.

– Xúc tiến quảng bá sản phẩm trí tuệ ra thị trường; thương thảo và ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng cấp phép các sản phẩm trí tuệ.

– Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

– Phối hợp Phòng Công tác chính trị – sinh viên tổ chức giáo dục,. tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. 

– Thực hiện công tác khác có liên quan do Ban Giám hiệu giao.

4. Thanh tra – Pháp chế

– Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác thanh tra của Nhà trường.

– Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra.

– Thực hiện thanh tra, kiểm tra nội bộ, giám sát các hoạt động của Nhà trường trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của ngành giáo dục và của Nhà trường.

– Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của toàn trường, của các đơn vị và viên chức, giảng viên; công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học; việc học tập của người học thuộc các hệ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị đào tạo và các nhiệm vụ khác được giao.

– Phối hợp với thủ trưởng đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra của các đơn vị.

– Chuẩn bị nhân sự và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các đoàn, tổ thanh tra để kiểm tra, xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của Hiệu trưởng.

– Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị với Hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng.

– Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn, Ban Thanh tra Nhân dân thực hiện những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra của Đảng uỷ, Công đoàn và Thanh tra nhân dân.

– Tiếp công dân và phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các nội dung, tài liệu và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân theo đúng quy định.

– Phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Nhà trường, các kết luận, chỉ đạo của Hiệu trưởng.

– Phối hợp với phòng, ban có liên quan kiểm tra, giám sát việc khen thưởng, thi hành kỷ luật cán bộ, viên chức và sinh viên.

– Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác pháp chế của Nhà trường.

– Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế.

– Giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà trường, các đơn vị, cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người học.

– Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản do các phòng, ban chức năng soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của Nhà trường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người học; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi toàn Trường.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng và các đơn vị; Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Nhà trường và các đơn vị.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị; tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.

– Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.

– Thực hiện công tác kiểm định chất lượng về công tác thanh tra, pháp chế.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định về tổ chức và hoạt động của Trường  và các nhiệm vụ do Hiệu trưởng giao.

5. Thư viện

– Quản lý số lượng đầu sách, số lượng sách, luận văn tốt nghiệp, nhập sách mới vào file Excel, nhận sách khi được biếu tặng,…

– Phân loại, biên mục sách, tài liệu;

– Quản lý việc mượn, trả sách của người đọc;

– Quản lý trang Thư viện số;

– Tổng hợp danh sách sinh viên, viên chức có nhu cầu đăng ký sử dụng Thư viện số, gửi đơn vị cung cấp trang Thư viện số, làm đầu mối liên hệ giữa Trường với đơn vị trang Thư viện số;

– Tổng hợp báo cáo số liệu liên quan đến Thư viện khi các đơn vị yêu cầu;

– Thực hiên công tác kiểm định chất lượng về công tác thư viện.